'Vua đường' Đặng Văn Thành ăn dưa hấu, lắc bầu cua, ca hát
Bộ phim One To One: John & Yoko (do Kevin Macdonald và Sam Rice-Edwards đồng đạo diễn) hé lộ câu chuyện đầy biến động đã ám ảnh John Lennon và Yoko Ono trong nhiều thập kỷ. Ngày 21.1.2025, Magnolia Pictures thông báo mua lại bản quyền phát hành bộ phim tại Bắc Mỹ, sau đó công bố ngày phát hành là 11.4 tới tại các rạp chiếu, cũng như kế hoạch phát hành trực tuyến vào cuối năm nay.Bộ phim ghi lại hành trình không ngừng nghỉ của Yoko để đoàn tụ với con gái mình, Kyoko, người bị chồng đầu tiên của bà là Anthony Cox bắt cóc vào năm 1971, khiến bà phải chi tới 2 triệu USD cho cuộc truy đuổi.Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, Ono bày tỏ: "Mất con gái là nỗi đau rất lớn. Luôn có một khoảng trống nào đó trong tim tôi".Ono kết hôn với Cox vào mùa hè năm 1963 và chào đón Kyoko đến với thế giới chỉ 2 tháng sau đó.Khi bà cân bằng giữa thiên chức làm mẹ và những nỗ lực nghệ thuật, mối quan hệ của cặp đôi này phát triển thành một mối quan hệ hợp tác sáng tạo. Cuộc hôn nhân của họ bên bờ vực thẳm vào thời điểm John Lennon lần đầu tiên tham dự một trong những triển lãm cá nhân của Yoko, năm 1966.2 năm sau, cả Ono và Lennon đều chia tay mối quan hệ cũ để bắt đầu chuyện tình lãng mạn.Ban đầu, cuộc chia tay của Ono diễn ra trong hòa bình, cặp đôi thậm chí còn nảy sinh ý định thành lập một ban nhạc với bạn gái mới của Cox là Melinda Kendall. Tuy nhiên, căng thẳng leo thang đáng kể sau một vụ tai nạn xe hơi liên quan đến John Lennon khi đang đi nghỉ với Ono và con trai của họ - Sean.Vụ việc khiến cả hai phải nằm viện 5 ngày, khiến mối quan hệ gia đình phức tạp hơn.Do không có thỏa thuận nuôi con chính thức nào được đưa ra, Cox ngày càng lo lắng, khăng khăng đòi có mặt trong những lần Lennon và Ono đến thăm Kyoko.Đến năm 1971, ông thực hiện biện pháp quyết liệt, bắt cóc Kyoko và chạy trốn đến Majorca, nơi ông đang học thiền. Khi Lennon và Ono đến đó để tìm, Cox đã cáo buộc cả hai cố gắng bắt cóc Kyoko, dẫn đến việc họ bị cảnh sát bắt giữ trong thời gian ngắn.Sau cuộc đối đầu, Cox chuyển đến Mỹ, gây ra một cuộc chiến giành quyền nuôi con gay gắt.Bất chấp phán quyết của tòa án trao quyền nuôi con cho Ono và Lennon với điều kiện họ phải ở lại Mỹ, Cox một lần nữa bỏ trốn cùng Kyoko và cắt đứt quan hệ với Ono trong 23 năm.Sống trong nỗi sợ bị bắt, Cox đã sử dụng danh tính giả trong khi ẩn náu với tư cách là thành viên của một tổ chức tôn giáo ít người biết đến.Khi nhớ lại tuổi thơ của mình, Kyoko (hiện 61 tuổi) kể lại vào năm 2003: "Mẹ nói rằng bà sẽ không đẩy cha vào tù, nhưng khi còn nhỏ, tôi không biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi đã bảo vệ cha. Cha tôi gặp rất nhiều vấn đề, nhưng tôi là đứa con duy nhất của ông. Thật đau đớn khi mất mẹ, nhưng tôi cũng yêu cha mình".Ono đau buồn vì sự vắng mặt của Kyoko, bà tìm nhiều cách để liên lạc, bao gồm cả lời kêu gọi chân thành trên chương trình The Mike Douglas Show năm 1972, trong đó bà nói: "Nếu Kyoko đang xem, mẹ muốn con biết rằng mẹ yêu con, và nếu con nhớ mẹ, con có thể liên lạc với mẹ".Thật đáng buồn, Lennon không bao giờ có cơ hội đoàn tụ với Kyoko trước khi ông qua đời vào năm 1980.Sau vụ giết người, Ono nhận được một bức điện tín từ Cox và Kyoko, nhưng không có thông tin liên lạc nào, để lại một chương đau buồn và khao khát trong cuộc đời họ. Phải đến năm 1994, Kyoko, khi đó đã ngoài 30 tuổi và đang sống như một nghệ sĩ ở Colorado (Mỹ) mới liên lạc với mẹ để có cuộc trò chuyện hàn gắn đầu tiên giữa hai người.Người phát ngôn của Yoko Ono (92 tuổi) nói với tạp chí New York vào năm 1997 rằng Kyoko "thường xuyên đến thăm và họ có mối quan hệ rất tốt đẹp" với Ono và nói thêm: "Họ nói chuyện với nhau mỗi ngày".Nỗi lo cua nuôi chết trên diện rộng
Với danh tiếng của mình, Jordan đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trên toàn cầu và sự vĩ đại của anh vẫn được tôn trọng cho đến ngày nay. Jordan được nhiều người coi là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử NBA và Bulls đã treo số áo của ông như một sự tôn vinh. Không chỉ đội bóng Bulls, số áo đấu của Jordan cũng nằm trong phòng danh dự của đội Miami Heat.
Vĩnh Long: Bắt bị can dâm ô các bé gái
Tin từ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) ngày 20.1 cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, mở rộng điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản của Nguyễn Văn Bình (37 tuổi, trú tại Q.12, TP.HCM) và Hoàng Quốc Việt (42 tuổi, trú tại P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM) cùng nhiều đồng phạm khác trong vụ án đường dây mua bán nợ với số tiền hàng trăm tỉ đồng.Theo đó, qua quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Gia Lai và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cùng công an các tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, TP.HCM đồng loạt khám xét tại trụ sở chính của Công ty CP đầu tư khai thác quản lý tài sản Việt (viết tắt VFIN, trụ sở tại Q.3, TP.HCM) và Công ty TNHH kết nối tài chính quốc tế Việt Nam (viết tắt VIF, trụ sở tại P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) cùng 4 chi nhánh của 2 công ty này ở TT.Chư Sê, H.Chư Sê (Gia Lai), TP.Phan Thiết (Bình Thuận), TP.Quy Nhơn (Bình Định) và Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng).Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, khoảng tháng 10.2021, Bình và Việt góp vốn thành lập Công ty cổ phần VFIN. Đến khoảng tháng 10.2024, cả hai tiếp tục góp vốn thành lập Công ty TNHH VIF (Bình làm tổng giám đốc, Việt làm chủ tịch hội đồng quản trị). Cả hai chỉ đạo phát triển các chi nhánh, thuê người làm giám đốc và các bộ phận điều hành khác, tuyển mộ hàng trăm nhân viên tham gia hoạt động.Với vỏ bọc đầu tư khai thác quản lý tài sản và kết nối tài chính nhưng thực chất hoạt động của 2 công ty là mua bán nợ, đòi nợ bằng hình thức khủng bố tinh thần người vay. Cụ thể, chúng ký hợp đồng mua, bán nợ xấu với nhiều công ty tài chính, sau đó giao thông tin của người nợ cho các bộ phận pháp lý, bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận xử lý để đưa thông tin lên hệ thống của công ty. Mỗi nhân viên được trang bị 1 máy tính kết nối mạng và các phần mềm để vào hệ thống thông tin người vay thực hiện hành vi, phương thức, thủ đoạn đòi nợ.Sau khi mua được nợ xấu từ các công ty tài chính, Bình chỉ đạo cho cấp dưới, nhân viên gọi điện, nhắn tin đòi nợ có tính chất khủng bố tinh thần người vay và cả người thân, bạn bè qua số điện thoại tham chiếu mà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay. Theo dữ liệu ban đầu, tổng số lượt người vay nợ của hệ thống là hơn 932.000 lượt.Bình còn soạn quy trình đòi nợ với thủ đoạn rất thâm hiểm, tìm các điểm yếu của con nợ để giao nhân viên xoáy vào nhằm đe dọa, khống chế. Bình soạn sẵn các mẫu tin nhắn, email, văn bản đòi nợ, nhân viên chỉ việc copy rồi gửi cho người nợ… Nhân viên công ty sử dụng "sim rác", sim đăng ký thuê bao không chính chủ để gọi điện, nhắn tin, chuyển những hình ảnh cắt ghép nhằm khủng bố tinh thần hoặc bôi nhọ, gây áp lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm buộc những "con nợ" và cả người thân, bạn bè trả tiền. Cơ quan điều tra đã thu giữ được nhiều hình ảnh do các nghi phạm cắt, ghép ảnh của người nợ vào hình đám tang, đăng hình bôi nhọ… trên các trang mạng xã hội. Nhiều con nợ đã bị tra tấn tinh thần từ những nhân viên của đối tượng Bình và bị cưỡng đoạt tiền.Tổ chức tội phạm này đặt ra chỉ tiêu cho từng nhân viên phải đòi nợ, thu hồi nợ tối thiểu là 15 triệu đồng/tháng. Nếu nhân viên đòi nợ vượt mức sẽ được hưởng hoa hồng, còn trong 2 tháng liên tiếp không đạt chỉ tiêu thì bị đuổi việc.Bình và Việt cũng chuẩn bị phương án đối phó với cơ quan chức năng như: Đề ra nội quy, quy trình hoạt động thu hồi nợ, không có lời nói, tin nhắn đe dọa, không gửi hình ảnh và các hành vi khác uy hiếp ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của khách hàng… Thực chất những nội dung này là tạo "vách ngăn" để khi bị phát hiện, chúng sẽ đổ lỗi cho nhân viên vi phạm nội quy, quy định của công ty, hòng thoát tội. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an đã ra quyết định tạm giữ hình sự 27 nghi phạm, triệu tập 12 nghi phạm có liên quan để phục vụ công tác điều tra và cấm đi khỏi nơi cư trú hàng chục nghi phạm khác, đồng thời thu giữ hàng trăm máy tính, điện thoại là tang vật của vụ án.Bước đầu, Công an tỉnh Gia Lai xác định: Từ tháng 12.2021 đến nay, 2 công ty trên đã chi số tiền hơn 110 tỉ đồng thu mua hơn 3.247 tỉ đồng nợ xấu của 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Với các thủ đoạn cưỡng đoạt, chúng đã "thu hồi" số tiền hơn 300 tỉ đồng.Thượng tá Ngô Gia Cường, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thêm: "Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Nguyễn Văn Bình và Hoàng Quốc Việt, bên cạnh hoạt động thu hồi nợ, chúng còn thông qua các chi nhánh của công ty, lợi dụng việc thu hồi nợ để cưỡng đoạt tài sản của những cá nhân còn nợ các tổ chức tín dụng khác một cách có tổ chức, với nhiều phương thức, thủ đoạn".
Cục Giám sát, quản lý bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bancass) và nội dung liên quan tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir.Năm 2023, công ty triển khai bán, phát hành hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) mới thông qua 2 tổ chức tín dụng gồm: Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) và Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam (MAFC).Trong năm 2023, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua tổ chức tín dụng là 58,65 tỉ đồng. Trong đó, phí bảo hiểm nhân thọ tử kỳ khai thác qua MAFC là 31,7 tỉ đồng; phí bảo hiểm liên kết chung khai thác qua VAB là 26,85 tỉ đồng.Tính đến ngày 31.12.2023, đối với kênh khai thác qua VAB, có 164 HĐBH khách hàng đề nghị hủy trong thời gian cân nhắc (21 ngày), tương ứng tỷ lệ 0,8% tổng số HĐBH khai thác mới; 41 HĐBH khách hàng yêu cầu hủy trong năm thứ nhất của hợp đồng, tương ứng tỷ lệ 0,2% tổng số HĐBH khai thác mới.Trong kết luận thanh tra, điểm rất đáng chú ý là năm 2023, Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir đã phát hành 18.018 HĐBH nhân thọ tử kỳ bảo vệ thu nhập gia đình qua đại lý bảo hiểm tổ chức là MAFC.Qua thanh tra chọn mẫu, có 213 cá nhân thuộc đại lý tổ chức (MAFC) thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm (tư vấn, chào bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng) nhưng chưa được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, không đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định. Tổng doanh thu phí bảo hiểm mà 213 cá nhân này khai thác được là hơn 494,5 triệu đồng, hoa hồng đại lý bảo hiểm tương ứng là 135,83 triệu đồng.Về chi phí cho đại lý bảo hiểm liên quan đến hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khoản chi chưa thực hiện đúng quy định.Cụ thể: 5,79 tỉ đồng công ty hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với khoản "Phí tiếp cận" chi trả cho VAB; 850,83 triệu đồng chi thưởng cho 25 cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm tổ chức VAB không trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, không đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.Ngoài ra, công ty còn hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với chi phí thưởng cho các cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm tổ chức là VAB (hình thức chi trả bằng tiền) với tổng số tiền là 404,69 triệu đồng chưa đúng quy định.Đoàn thanh tra cũng chỉ ra, doanh nghiệp này đã hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với các khoản "Chi quản lý đại lý", "Thưởng hàng năm" cho đại lý bảo hiểm tổ chức VAB với tổng số tiền 2,31 tỉ đồng chưa đúng quy định.Tương tự, theo kết luận thanh tra, công ty hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với các khoản "Chi hỗ trợ tham gia đào tạo nâng cao kiến thức đại lý" và "Chi hỗ trợ quản lý" cho đại lý bảo hiểm tổ chức (MAFC) với tổng số tiền lên tới 116,40 tỉ đồng chưa đúng quy định.Từ kết quả thanh tra, Đoàn thanh tra kiến nghị Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với các khoản chi phí chưa phù hợp quy định pháp luật về bảo hiểm nêu trên (bao gồm cả khoản chi hoa hồng 135,83 triệu đồng cho 213 cá nhân thuộc đại lý của MAFC chưa được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhưng vẫn thực hiện tư vấn, chào bán sản phẩm). Tổng số tiền là 122,48 tỉ đồng.Đối với các khoản chi có nội dung, tên gọi, cách thức chi trả, hồ sơ chứng từ và tài liệu tương tự như các khoản chi nêu trên thuộc các kỳ kế toán liên quan, đề nghị công ty rà soát, thực hiện theo đúng quy định pháp luật, báo cáo cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền, không phân bố các chi phí do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả, hạch toán không đúng theo quy định pháp luật vào các quỹ chủ hợp đồng.Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir thực hiện rà soát, tăng cường công tác quản lý việc triển khai bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kiểm soát tình trạng hủy hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm, an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm...
Tiên phong tham gia chuyển đổi số toàn diện
Ngày 5.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông hung hăng, chặn đầu xe, đập nát kính chắn gió ô tô tại đoạn đường đông người qua lại.Cụ thể, đoạn clip dài hơn 1 phút, ghi lại cảnh người đàn ông chạy xe máy chở người phụ nữ, bất ngờ chặn đầu một ô tô, xung quanh có rất đông phương tiện qua lại.Người đàn ông rời khỏi xe máy, chửi rồi đấm liên tiếp vào kính chắn gió ô tô. Thấy không phá được ô tô, người này nhặt cục đá đập nhiều lần làm nát kính chắn gió.Chưa dừng lại, người đàn ông dùng tay kéo kính ra rồi ném cục đá lớn vào bên trong ô tô. May mắn tài xế đã tránh được. Sau khi đập phá ô tô, người đàn ông rời đi. Ảnh hưởng từ vụ việc làm giao thông qua khu vực này bị gián đoạn.Qua xác minh, vụ việc xảy ra trên đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú), khoảng 14 giờ 30 ngày 4.1.Liên quan vụ chặn đầu xe đập nát kính ô tô, Công an Q.Tân Phú và lực lượng CSGT - trật tự đã nắm được thông tin, đang xác minh, mời những người liên quan đến trụ sở để làm rõ.